Thu , 22/07/2010, 07:59:24 (GMT+7)
Sáng 21/7/2010 tại Hà Nội, TCTy CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt nam (VINACONEX) đã phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt
Hội thảo còn có sự tham gia của đại diện tập đoàn Scomi (Malaysia), đại diện tập đoàn Urbanaut (Mỹ), Viện thiết kế giao thông đường sắt thành phố Trùng Khánh.
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà quản lý tại hội thảo đã trình bày các báo cáo và tham luận cho thấy nhưng ưu điểm vượt trội của công nghệ tàu
một ray, vốn đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới từ hơn 100 năm qua như: không chiếm nhiều diện tích đất xây dựng nên giảm chi phí giải phóng mặt bằng, bán kính đổi hướng nhỏ (từ 30-40m) nên tàu có thể luồn lách quanh các tòa nhà, chạy theo các dải phân cách, vượt lên các công trình giao thông hiện hữu hay hạ xuống ngầm tùy khu vực, tàu có thể sử dụng động cơ điện hoặc Hibrid nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng bánh lốp chạy trên rầm bê tông nên sẽ giảm thiểu tiếng ồn, tùy theo khoảng cách giữa các ga mà tốc độ trung bình có thể đạt từ 60-90km/h, một toa lớn có thể vận chuyển gần 200 người, thời gian giãn cách tối thiểu giữa các đoàn tàu chỉ cần 90 giây nên năng lực vận chuyển hành khách có thể lên đến 40.000 lượt người /hướng/ giờ. Các ưu điểm này đặc biệt phù hợp trong việc giải quyết vấn đề giao thông hiện tại ở các đô thị lớn của Việt nam hiện nay như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh….
GS.TSKH. KTS Nguyễn Thế Bá - Chủ tịch danh dự Hội quy hoạch kiến trúc đô thị VN: "Tôi sẵn sàng ủng hộ để giải pháp này trở thành một chủ trương nhằm giải quyết vấn đề giao thông đô thị"
Theo chuyên gia kinh tế Lý Trường Chiến, trong khi tàu điện ngầm rất tốn kém (30-40 triệu USD mỗi km), thời gian triển khai lâu, kỹ thuật cao thì tàu điện một ray có chi phí đầu tư thấp (khoảng 8 triệu USD), triển khai nhanh. “Tàu điện một ray rất thích hợp với các đô thị lớn bởi khả năng giải quyết nạn kẹt xe và hạn chế ô nhiễm môi trường”, ông Chiến nhận xét.
Ông Tee Chun Yeh, chuyên gia của Tập đoàn Scomi (Malaysia) cho biết, tàu một ray đã xuất hiện ở Malaysia từ năm 2003. Tàu chiếm diện tích đất chiều ngang khoảng 4,5 m, trong khi tàu điện hai ray chiếm từ 8 đến 10 m. Tàu một ray cũng thân thiện với môi trường, khi xây dựng không làm ảnh hưởng tới giao thông trên tuyến. Tàu có thể nối dài đến 8 toa khi cần tăng công suất chuyên chở.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng cần phải tìm hiểu sâu rộng hơn nữa về các công nghệ tàu điện một ray trên thế giới để có thể chọn phương án áp dụng tại Việt