Dự án ĐTXD HT cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông Giai đoạn 1 - Trang chủ |...

VN

Dự án ĐTXD HT cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông Giai đoạn 1

Tên dự án:
Dự án ĐTXD HT cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông Giai đoạn 1
Chủ đầu tư
Tổng công ty CP Vinaconex
Vị trí dự án
Huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình; các huyện, thị: Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Chương Mỹ, Sơn Tây, Hà Đông và TP Hà Nội.
Diện tích đất nghiên cứu
241 ha
Quy mô dự án
Diện tích sử dụng đất 241 ha Tổng mức đầu tư được duyệt và hình thức đầu tư: 1.514 tỷ đồng
Thời gian thi công
2004-2009

Địa điểm và diện tích sử dụng đất:

Huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình; các huyện, thị: Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Chương Mỹ, Sơn Tây, Hà Đông và TP Hà Nội.

Diện tích sử dụng đất 241 ha. Công suất giai đoạn 1 là 300.000m3/ngày đêm, cấp nước cho các khu vực vùng phía Tây Nam Hà Nội, bao gồm: các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp phía Tây Nam Hà Nội, thuộc các tỉnh Hoà Bình, nội thành Hà Nội và các khu đô thị, Khu công nghiệp dọc trên tuyến đường cao tốc Láng - Hoà Lạc.

Dự án được đầu tư năm 2004, và đi vào vận hành từ năm 2009.

1.514,9 tỷ đồng, được thực hiện băng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay thương mại (không sử dụng ngân sách Nhà nước)

Công suất thiết kế và quy mô công trình:

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây-Hòa Lạc-Xuân Mai-Miếu Môn-Hà Nội-Hà Đông có tổng công suất 600.000m3/ngày đêm (cho 02 giai đoạn), trong đó:

  1. Công suất thiết kế giai đoạn 1 là 300.000m3/ngđ, 01 tuyến ống truyền tải nước sạch DN1500-DN1800 dài 45,8 km.
  2. Công suất thiết kế giai đoạn 2 là 300.000m3/ngày đêm, 01 tuyến truyền tải nước sạch DN1500-DN1800 dài 45,8 km.
  3. Định hướng đến năm 2020 sẽ nâng công suất đạt 1.200.000m3/ngày đêm.

Dự án bao gồm các công trình đầu mối:

  1. Kênh dẫn nước sông: kênh hở, chiều dài 3.5 km,
  2. Trạm bơm nước sông GĐ 1: công suất 346.000 m3/ngày đêm;
  3. Tuyến ống nước thô lên hồ Đầm Bài: DN1600, chiều dài 450m, ống thép
  4. Hồ chứa Đầm Bài: dung tích 4.880.000 m3 nước,
  5. Trạm bơm nước hồ lên nhà máy xử lý: DN1600, chiều dài 350m, ống thép;
  6. Nhà máy xử lý giai đoạn 1, gồm 02 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên công suất 330.000m3/ngđ với dây chuyền xử lý; bể tiếp nhận và phân phố,bể lắng,bể lọ,khử trùng,bể chứa nước sạch.
  7. Tuyến ống truyền tải dài 45.8 km từ khu xử lý về HN ứng dụng công nghệ, vật liệu mới, sử dụng ống composite cốt sợi thủy tinh.
  8. Bể chứa trung gian giai đoạn 1: dung tích tổng cộng 60.000m3, gồm 02 bể mỗi bể có dung tích 30.000m3

Công trình đã cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực phía Tây Nam của Hà Nội và một số khu vực nội thành Hà Nội với lượng nước trung bình đạt 220.000 – 240.000 m3/ngày đêm (chiếm khoảng 30% tổng lượng nước sạch cung cấp trên địa bàn thành phố).

Tính đến ngày 30/6/2014, dự án đã cấp khoảng 303.385.989 m3 nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho người dân Thủ đô.

  1. Công ty CP tư vấn xây dựng Vinaconex: tổng thầu thiết kế
  2. Công ty Soil& Water - Phần Lan: đơn vị từng thiết kế các nhà máy lớn tại nhiều nước nói chung và VN nói riêng
  3. Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - IBST: thiết kế xử lý đoạn ống xử lý qua nền đất yếu
  4. Viện Khoa học Thủy lợi
  5. Công ty tư vấn điện I
  6. Công ty tư vấn cấp thoát nước số 2 (Bộ Xây dựng)
  7. Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển CSHT giao thông vận tải: tư vấn giám sát công tác đắp hoàn trả khu vực nền đất yếu
  8. Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Khảo sát và Xây dựng (USCo): tư vấn khảo sát địa chất qua nền đất yếu
  9. Công ty tư vấn đường sắt: thiết kế ống qua đường sắt
  10. Tổng công ty tư vấn VNCC (Bộ Xây dựng): khảo sát địa chất
  11. Công ty tư vấn Tedi (Bộ GTVT): khảo sát tuyến đường cao tốc Láng - Hòa Lạc
  12. Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE): Tư vấn giám sát thi công
Loading...